1) Bếp gas dương
– Toàn bộ bếp được đặt nổi trên mặt sàn bếp và có từ 1 đến 3 lò/ 1 bếp.
– Bếp gas dương sử dụng hệ thống đánh lửa cơ magneto, hoặc số ít bếp cao cấp dùng đánh lửa IC; một số bếp hiện đại trang bị công nghệ đốt trong Inner Burner giúp tiết kiệm gas hơn trước.
– Bề mặt bếp gas dương thường là kim loại sơn tĩnh điện hoặc kính chịu lực.
a. Ưu điểm:
– Tiết kiệm gas, dễ sử dụng, dễ lắp đặt và di chuyển khi cần thiết.
– Giá thành của bếp gas dương thường rẻ hơn so với bếp gas âm.
b. Nhược điểm:
– Độ thẩm mỹ không cao do thiết kế dày và toàn bộ bếp với các linh kiện đặt nổi trên mặt sàn bếp.
– Vệ sinh bên trong và ngoài bếp gas dương tương đối khó khăn vì thiết kế nổi khiến dầu mỡ cũng như chất bẩn trong quá trình nấu nướng sử dụng dễ bắn và bám dính vào bếp, nếu không thường xuyên vệ sinh sẽ gây han gỉ bếp gây mất thẩm mỹ.
2) Bếp gas âm
– Là loại bếp có phần thân bếp được đặt chìm dưới sàn bếp. Kiểu dáng của bếp gas âm đa dạng, đẹp và hiện đại hơn bếp gas dương.
– Số lò nấu tối đa là 6 lò/ 1 bếp. Bếp gas âm kết hợp nhiều tính năng như chế độ ngắt gas tự động, hẹn giờ nấu, vòng chia lửa, tự điều chỉnh gas, báo động khi nước trào, chỉnh nhiệt độ, đầu hâm… Bề mặt bếp gas âm làm bằng chất liệu cao cấp như inox chịu nhiệt, kính chịu nhiệt – chịu lực, hoặc mặt đá.
a. Ưu điểm:
– Tính thẩm mỹ cao, trang nhã và sang trọng, dễ vệ sinh khi cần thiết.
– Bếp gas âm có nhiều tính năng hơn so với bếp gas dương và độ an toàn cũng cao hơn nhờ chế độ tự ngắt gas an toàn.
– Tuổi thọ của các linh kiện bếp gas âm bền hơn vì được thiết kế âm dưới sàn bếp, được bảo quản kín và ít bị gỉ sét.
b. Nhược điểm:
– Giá của bếp gas âm tương đối cao so với bếp gas dương.